PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG MẦM NON HIỆP AN
Video hướng dẫn Đăng nhập

         Trường Mầm non Hiệp An hiện nay có địa điểm tại Thôn I, xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; Trường được thành lập vào năm 1982 trên cơ sở sát nhập Nhà trẻ Hiệp An và Trường mẫu giáo Hiệp An, thời điểm đó trường có 5 điểm trường nằm rải rác ở 5 thôn dân cư. Năm 2003 trường có tên là trường Mầm non Bán công Hiệp An, tháng 6 năm 2008 trường được đổi tên thành trường Mầm non Hiệp An. Tháng 8 năm 2012 trường được chuyển vào công lập và hoạt động từ đó cho đến nay. Trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường đã tích cực tham mưu với địa phương xây dựng trường theo hướng trường chuẩn quốc gia. Năm 2005 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm 2009 nhà trường tiếp tục tham mưu với địa phương quy hoạch tập trung tại 1 điểm trường và xây dựng các phòng học, phòng chức năng theo hướng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Tháng 7 năm 2010 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; Tháng 12 năm 2018 trường tiếp tục được UBND tỉnh công nhận chuẩn quốc qia mức độ 2;

Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, nhà trường ngày càng khẳng định vị thế và thương hiệu của mình, 5 lần được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng nhì và  được nhận nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành.

I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

- Căn cứ văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản hợp nhất ban hành Điều lệ trường mầm non;

- Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non;

- Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/ 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN;

-  Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, Quy định về kiểm định chất lượng GD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN;

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1- Môi trường bên trong:

a. Điểm mạnh.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên

          - Tổng số CB GV CNV: 45; Trong đó: CBQL: 03, GV: 36, Nhân viên: 6 (trong đó có 30 biên chế; 7 HĐ trong chỉ tiêu BC; 8 hợp đồng trường).

          - Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn  39/45= 86,6 % trên chuẩn.

          - Công tác tổ chức quản lý của lãnh đạo nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường là những cá nhân, tập thể nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tích cực trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành để từng bước xây dựng CSVC nhà trường theo mục tiêu khang trang, sạch đẹp, khoa học đảm bảo trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm, nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu chính trị hàng năm của đơn vị. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.

          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: nhiệt tình, đoàn kết và biết chia sẻ trách nhiệm, hợp tác gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Có lực lượng giáo viên cốt cán được khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ ở các cấp huyện và tỉnh, được phụ huynh học sinh tín nhiệm.

Chất lượng chăm sóc, giáo dục

- Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành theo thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT và sửa đổi theo thông tư 28/2016/TTBGD&ĐT.

Kết quả năm học 2018-2019:

1. Tỷ lệ nhóm lớp có tổ chức bán trú đạt 100%. 100% trẻ ăn bán trú tại trường.

- Số trẻ được ăn bán trú: 568/568 trẻ tỷ lệ 100%, chất lượng bữa ăn đảm bảo chất lượng và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, mức đóng góp: nhà trẻ, mẫu giáo 15000đ/ngày) NT ăn 2 bữa chính, 1 bữa phụ, MG 1 bữa chính 1 bữa phụ; (100% trẻ uống sữa bột Nutifoot buổi sáng tại trường.)

2. Số lượng trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần: 568/568 trẻ, đạt tỷ lệ 100%, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

3. Số trẻ được khám sức khoẻ định kỳ: 568/568 trẻ, đạt tỷ lệ 100%

4. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ:  

Trẻ 5 tuổi: BC: 97,5%; BN: 96,5%; BNTD: 95,2%

Trẻ dưới 5 tuổi: BC: 94,5%; BN: 92,7%; BNTD: 93,2%

5. Số trẻ SDD thể nhẹ cân 8 trẻ/568 trẻ, chiếm tỷ lệ 1,4%

Số trẻ SDD thể thấp còi 14 trẻ/568 trẻ, chiếm tỷ lệ 2,4%

6. 100% số trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

7. Số trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN (năm học 2018-2019): 170 đạt tỷ lệ 100%

+ Số trẻ dưới 5 tuổi học 2 buổi/ngày: 398 trẻ/398trẻ, đạt tỷ lệ 100%

* Về cơ sở vật chất

. Khuôn viên trường hiện có diện tích là 4809 m2, trong đó diện tích sân chơi là 2000m2 được lát gạch sân vườn, xung quanh có vườn hoa cây cảnh, cây bóng mát, vườn cây của bé, vườn cổ tích, khu vui chơi phát triển vận động, khu vui chơi cổ tích liên hoàn ngoài trời với 15 bộ đồ chơi. Các khu vực được sắp xếp gọn gàng, khoa học phù hợp với yêu cầu học tập, vui chơi và rèn luyện thể chất của trẻ.

. Khối phòng học gồm có: 20 phòng học kiên cố cao tầng, đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng được bố trí đủ các góc chơi, có đầy đủ đồ chơi đồ dùng theo qui định của Bộ giáo dục, có công trình vệ sinh khép kín.

. Khối hành chính gồm: Phòng làm việc của lãnh đạo, phòng chức năng và các công trình phụ trợ như nhà bếp, phòng âm nhạc, phòng y tế, phòng vi tính...

* Thành tích

Trường 5 lần được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh, 12 lần đạt TTLĐXS; được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng nhì và được nhận nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Hàng năm trường đều có GV đạt giải cao trong hội thi giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Tháng 12/2018 trường tiếp tục được UBND tỉnh công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2 duy nhất của huyện Kinh Môn!

b. Điểm hạn chế:

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

- CBQL: + Tác phong làm việc có lúc còn chưa khoa học, ảnh hưởng từ công tác điều động luân chuyển, không phải là người địa bàn một số nội dung tiếp cận nắm bắt phối kết hợp làm việc hiệu quả chưa cao.

+ Có đồng chí còn chậm sáng tạo, linh hoạt đổi mới.

- GV: Số lượng GV trên lớp không đảm bảo theo quy định, Không đảm bảo 2 GV/lớp ở các độ tuổi 3-4 tuổi, một số đ/c có trình độ đào tạo chắp vá, việc nắm bắt chương trình GDMN hiệu quả chưa cao, chưa có nhiều sáng tạo linh động trong tổ chức hoạt động.

+ Số lượng giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh con, nuôi con nhỏ nhiều ảnh hưởng đến việc bố trí sắp xếp đội ngũ.

+ Số giáo viên hợp đồng còn nhiều, chưa biên chế, chế độ thấp, chưa yên tâm công tác.

+ Số CBGVNV là Đảng viên 27/45 chưa đạt 60%

Chất lượng chăm sóc, giáo dục

Có giáo viên còn chưa chú ý đến nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống, dinh dưỡng sức khỏe an toàn cho trẻ, chưa quan tâm nhiều đến nội dung xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm. Còn có lúc để xảy ra thương tích nhỏ như trẻ cào cấu xô đẩy nhau.

* Về cơ sở vật chất

Một số phòng học xây dựng trước đây đã xuống cấp, các trang thiết bị xuống cấp, diện tích đất thiếu so với quy định. Đồ dùng thiết bị đồ chơi ngoài trời hư hỏng nhiều.      

* Thành tích

Còn có Giáo viên chưa chấp hành tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ảnh hưởng đên kết quả thi đua của nhà trường.

2- Môi trường bên ngoài

  1. Thời cơ.

- Được sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương; sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn trong việc CSNDGD trẻ.

- Được đa số phụ huynh và học sinh tin tưởng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục học sinh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đa số đều nhiệt tình, trách nhiệm, đạt trên chuẩn cao, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đoàn kết, yêu nghề mến trẻ.

b. Thách thức.

- Chất lượng của một số giáo viên chưa thực sư đổi mới trong công tác chăm sóc tổ chức các hoạt động GD, chưa chú ý quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Yêu cầu của xã hội và phụ huynh ngày càng cao về chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong thời kỳ hội nhập;.

- Là trường chuẩn mức độ 2 duy nhất trên địa bàn huyện, sự kỹ vọng mong đợi của các cấp rất lớn;

- Một số hoạt động GD chưa có GV chuyên như âm nhạc thể dục tin học.

3. Xác định các vấn đề ưu tiên:

- Xây dựng nhà trường thực sự là một trường trọng điểm chất lượng cao gắn với các tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 2 kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 4:

- Xây dựng trường theo bộ tiêu chí Trường MN lấy trẻ làm trung tâm

- Nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Đổi mới công tác quản lý, áp dụng có hiệu quả các bộ chuẩn vào việc đánh giá cán bộ quản lý giáo viên theo thông tư hiện hành.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác phổ cập trẻ 5 tuổi.

- Đổi mới công tác giáo dục, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong chăm sóc GD trẻ và công tác quản lý.

-  Phấn đấu đạt KĐCLGD cấp độ 4, duy trì trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TẦM NHÌN,  SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT  LÕI 

1.Quy mô nhóm, lớp, số học sinh:

Duy trì số lượng nhóm lớp là 20-21 nhóm lớp; số học sinh 570-600 HS

2. Tầm nhìn:

Đến năm 2029 Trường Mầm non Hiệp An giữ vững là một trường chất lượng đứng đầu của huyện, có đủ CSVC và trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của GDMN thị xã Kinh Môn. Là một trong các trường tốp đầu của tỉnh Hải Dương.

Tạo dựng được môi trường chăm sóc, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, an toàn, lành mạnh, kỷ cương để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ có kỹ năng sống phù hợp độ tuổi, biết sáng tạo.

3. Sứ mệnh:

Tạo được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, có chất lượng CSND giáo dục cao, an toàn, để mỗi học sinh đều được yêu thương quan tâm chăm sóc, có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ phù hợp với độ tuổi. 

4. Các giá trị cốt lõi:   

- Lòng yêu nghề mến trẻ; Tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết; Tình nhân ái;

- Tinh thần đoàn kết;                

- Tính sáng tạo; Khát vọng vươn lên                

- Tính trung thực;

- Lòng tự trọng; Vững lòng tin, tình thương và trách nhiệm.

IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1- Mục tiêu:

  1. Các mục tiêu tổng quát:

- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập. Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.

- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong những năm tiếp theo. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.

- Tầm nhìn đến năm 2029, có 55% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp, 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng tiếp tục được nâng cao.

1.2. Các mục tiêu cụ thể:

         - Mục tiêu ngắn hạn: Cuối năm 2020 phấn đấu trường công nhận kiểm định chất lượng mức độ 3.

        - Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2023, trường phấn đấu tiếp tục nâng cao chất lượng CSND GD, xây dựng hoàn tất CSVC nhà hiệu bộ bếp ăn hiện đại, phấn đấu công nhận lại trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

         -  Mục tiêu dài hạn đến năm 2029, trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

         + Trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức 4.

         + Đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II.

 2- Chỉ tiêu:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:          

- 90% Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động đáp ứng được phương hướng chiến lược xây dựng phát triển nhà trường

- Đảm bảo chế độ chính sách cho CBGVNV và người lao động.

2.2. Trẻ

- Qui mô:  + Lớp học: 20-21 nhóm lớp.

                  + Học sinh: 570-600 học sinh.

- Kế hoạch huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ 55%; mẫu giáo 100%

- Chất lượng giáo dục:

         + Trên 90-95% trẻ đạt các chỉ số đánh giá cuối độ tuổi; tỉ lệ sức khỏe bình thường về chiều cao cân nặng đạt 98% trở lên.

         + Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tích cực tham gia vào hoạt động, phát triển kĩ năng sống.

         + 60 % trẻ mẫu giáo giao tiếp được các câu đơn giản bằng tiếng anh.

2.3. Cơ sở vật chất

        - 100% Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được xây dựng, sửa chữa nâng cấp, đầu tư  mua sắm mới đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

        - Xây mới khu nhà hiệu bộ bếp ăn, phòng học theo hướng hiện đại hội nhập phù hợp với cảnh quan khuôn viên trường.

       - Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”

        - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, trang bị cơ sở vật chất và làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh và nhân dân. Phấn đấu số lượng cha mẹ trẻ em được phổ biến, cung cấp kiến thức cơ bản về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt 90% trở lên.

        2.4. Thi đua

        - Chiến sỹ thi đua các cấp: 15%; Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 1-2 người.

        - Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu (kết nạp 05 - 06 đảng viên).

        - Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

        - Tập thể lao động xuất sắc, cờ thi đua xuất sắc hàng năm.

        - Công nhận lại trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 (năm 2023; 2029).

        - Công nhận lại kiểm định chất lượng giáo dục mức III năm 2020, mức 4 năm 2026.

         - Nhận bằng khen của UBND tỉnh (2021); phấn đấu huân chương lao động hạng nhất năm 2026.

  1. Phương châm hành động 

 Chất lượng GD là danh dự, uy tín của nhà trường; nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các giải pháp chung 

- Tuyên truyền trong CBGV và phụ huynh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược, phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

- Tăng cường gắn kết giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

2. Các giải pháp cụ thể :

2.1 Thể chế và chính sách:

-  Xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất. 

2.2  Tổ chức bộ máy:      

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí đội ngũ hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giáo dục.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.

2.3 Công tác đội ngũ :        

- Thường xuyên bồi dưỡng giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí minh cho giáo viên, nhân viên.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có phong cách sư phạm mẫu mực, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản.

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên có thành tích xuất sắc.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên đầu đàn, cán bộ giáo viên trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần 

hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.

2.4Nâng cao chất lượng giáo dục:

       - Nâng cao chất lượng và hiệu quả CSND giáo dục toàn diện cho trẻ, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, tôn trọng sự khác biệt của trẻ, đổi mới các hoạt động giáo dục như thăm quan trải nghiệm, tổ chức các ngày hội, ngày lễ giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

       - Tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.

2.5. Cơ sở vật chất:

        - Tham mưu với các cấp lãnh đạo từng bước xây dựng CSVC đảm bảo đúng tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đến năm 2029 quy hoạch xây dựng lại dãy nhà A theo sơ đồ hình chữ U để khuôn viên trường được thoáng rộng! 

        - Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng chức năng, khu vui chơi của trẻ.

        - Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với Nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet.

 

2.6. Kế hoạch - tài chính:

        - Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý và minh bạch, công khai các nguồn thu, chi.

        - Tham mưu với hội cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ đóng góp của phụ huynh HS.

        - Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, phụ huynh đầu tư hệ thống đồ chơi ngoài trời hiện đại bền đẹp.

        - Tham mưu xây dựng sửa chữa các công trình đã xuống cấp, như nhà bếp, nhà hiệu bộ.

2.7 Tổ chức hoạt động Đảng, Đoàn và các tổ chức đoàn thể khác:

- Chi bộ Đảng luôn phát huy vai trò tiên phong của Đảng, gương mẫu đi đầu làm nòng cốt trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, chi bộ luôn đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh và vững mạnh xuất sắc.

- Đoàn thanh niên hoạt động hiệu quả, tích cực tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ do trường, Công đoàn, địa phương tổ chức. Tiên phong xung kích trong các hoạt động của nhà trường.

- Tổ chức Công đoàn: Công đoàn trường hoạt động có hiệu quả, thường xuyên phối hợp tốt với chuyên môn góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động của nhà trường đồng thời cũng góp phần nâng cao đời sống, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Phấn đấu công đoàn vững mạnh xuất sắc và được Tổng liên đoàn LĐ VN, Liên đoàn lao động tỉnh tặng giấy khen, bằng khen.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh phụ huynh của trường thường xuyên duy trì hoạt động, phối hợp với nhà trường làm tốt công tác XHHGD, ủng hộ kinh phí, để mua sắm trang thiết bị đồ dùng  đồ chơi để phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường như: Hội thi, hội giảng, cải tạo vườn trường, trồng cây xanh, cây cảnh tạo môi trường xanh – sạch - đẹp, an toàn thân thiện, đảm bảo môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm.

2.8. Công tác xã hội hoá:

Lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo, các ban ngành về chủ trương xây dựng và giải pháp huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn. Tích cực tham mưu, tuyên truyền về giáo dục mầm non trên các hội nghị cấp huyện, cấp xã để các cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm tạo điều kiện trong phát triển phong trào, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của GDMN trên địa bàn.

Trường luôn chú trong xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục Trường MN lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường vật chất được chú trọng, các khu vực trong nhà trường được quy hoạch tận dụng tối đa các không gian cho trẻ hoạt động, trang trí màu sắc hấp dẫn trẻ, an toàn, theo quan điểm môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm.

Trường có nhiều hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cộng đồng xã hội bằng nhiều hình thức như thông qua việc đón trả trẻ trong ngày, tổ chức họp phụ huynh học sinh, qua các bài phát thanh trên đài truyền thanh của xã, qua các cuộc họp thôn, các cuộc họp của các đoàn thể, cuộc họp sơ tổng kết đảng bộ..... Tạo điều kiện cho hội phụ huynh học sinh tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Phối hợp tốt với gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được vui chơi, học tập, tham gia các hoạt động trải nghiệm như Thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, thăm khu di tích quần thể lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, làng gốm Bát Tràng, thăm quan cánh đồng làng....; Đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường, giáo viên và gia đình thông qua các cuộc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp và qua các hình thức khác nhau để giúp trẻ phát triển.

Thường xuyên tham gia và chủ trì phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng tổ chức, các hoạt động lễ hội theo chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với truyền thống của địa phương như: Lễ hội rằm trung thu, ngày hội đến trường của bé, ngày 20/11, Hội xuân chào năm mới, hội thi... và một số các hoạt động văn hoá văn nghệ của địa phương. Các hoạt động của trẻ được tuyên truyền rộng rãi trên website của trường, của Phòng GD, của Sở GD và trên các trang mạng xã hội.

VI. Tổ chức thực hiện

1.  Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, NV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

2.Xây dựng lộ trình

- Giai đoạn 1: Từ năm 2019 – 2024, Phấn đấu công nhận kiểm định chất lượng giáo dục mức 3, chuẩn quốc gia mức 2.

 - Giai đoạn 2: Từ năm 2025 -  2029: Phấn đấu công nhận lại trường kiểm định chất lượng GD mức độ 4, chuẩn quốc gia mức 2.

3. Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân

Đối với Hiệu trưởng:

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, NV nhà trường; kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. 

Cụ thể:

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

* Đối với Phó Hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

* Đối với tổ trưởng chuyên môn, văn phòng

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

 - Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

  - Chủ động thực hiện các phong trào phát triển của tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ chức trong nhà trường.

* Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, NV

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

* Đối với trẻ

   Tích cực tham gia hoạt động CSND giáo dục, hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển toàn diện, phát triển kĩ năng sống

 * Ban đại diện cha mẹ trẻ em

       - Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

       - Tăng cường hình thức giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với trẻ, phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

*Các Tổ chức Đoàn thể trong trường

       - Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

        - Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với Nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

VII. Kiến nghị

1.Đối với Huyện ủy, UBND huyện

Hỗ trợ về cơ chế chính sách tài chính để Nhà trường thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.

Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên theo quy định, đồng thời hỗ trợ chế độ chính sách cho các nhân viên nuôi dưỡng.

2. Đối với Phòng GD&ĐT

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và hỗ trợ cho Trường trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động hoạt động nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

+ Bổ sung cho nhà trường đủ giáo viên theo quy định và hỗ trợ chính sách cho nhân viên nuôi dưỡng.

3. Đối với chính quyền địa phương

+ Quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất để nhà trường xây dựng môi trường bên ngoài phong phú cho trẻ hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong không khí vui tươi rộn ràng của những ngày mùa thu tháng 8. Tối ngày mùng 8 tháng 9 năm 2022 ( tức ngày 13/8 AL) cô và cháu trường MN HiệpAn tổ chức hoạt động “Trung thu cho em” năm 20 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 55 phút - Ngày 9 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Hoà chung không khí vui tươi phấn khởi chào đón năm học 2022-2023. Sáng ngày mùng 5 tháng 9 năm 2022 cô và cháu trường Mầm non HiệpAn hân hoan chào đón “Ngày hội đến trường của Bé”. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 29 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020 - 2021. Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy tr ... Cập nhật lúc : 9 giờ 21 phút - Ngày 22 tháng 12 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020 - 2021. Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy ... Cập nhật lúc : 17 giờ 23 phút - Ngày 18 tháng 11 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch năm học 2020 – 2021. Để tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của trường MN Hiệp An; Tối ... Cập nhật lúc : 11 giờ 33 phút - Ngày 2 tháng 10 năm 2020
Xem chi tiết
Trong không khí vui vẻ đón chào ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Sáng ngày 29 tháng 5 năm 2020 trường Mầm non Hiệp An tổ chức hoạt động với chủ đề “Chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6”. Các chá ... Cập nhật lúc : 16 giờ 5 phút - Ngày 29 tháng 5 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 – 2020; Nhằm tăng cường cho trẻ được trải nghiệm thực tế nâng cao hiệu quả công tác“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; ... Cập nhật lúc : 8 giờ 40 phút - Ngày 17 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 – 2020. Sáng ngày 04 tháng 01 năm 2020 trường MN hiệp An tổ chức chuyên đề cấp trường “Đổi mới hoạt động giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng ... Cập nhật lúc : 10 giờ 52 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2020
Xem chi tiết
Sáng ngày 27 tháng 12 năm 2019 trường MN Hiệp An tổ chức cho 230 cháu học sinh khối Mẫu giáo 4 và 5 tuổi đi dã ngoại, thăm quan Khu đô thị sinh thái Thành Công, Quảng trường khu Liên hợp thể ... Cập nhật lúc : 16 giờ 43 phút - Ngày 27 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
Sáng ngày 20.12.2019 các đ/c cán bộ, giáo viên khối 5 tuổi, cùng 120 học sinh khối MG 5 tuổi đại diện cho cô và cháu trong nhà trường đã tới thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, đặt vòng hoa, thắ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 24 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2019
Xem chi tiết
123456
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Chương trình công tác tháng 3 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (dành cho bậc Mầm non)
Modun Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong các trường Mầm non
Modun Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non
Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông
Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục bậc học Mầm non của Hàn quốc.
Chương trình công tác tháng 2 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên giỏi bậc học mầm non tỉnh Hải Dương năm học 2015- 2016
Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Bộ trưởng Bộ NV quy định về danh mục khung VTVL CSGD MN
Thông tư 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định chức danh nghề nghiệp GV mầm non
Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về định mức số người làm việc trong CSGDMN công lập
Chương trình công tác tháng 2 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Kế hoạch tổ chức thi giáo viên giỏi cấp tỉnh bậc học Mầm non
Kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên giỏi bậc học mầm non tỉnh Hải Dương năm học 2015- 2016
12